Cách âm trần nhà cũng giống với cách âm tường, cách âm sàn nhà là một trong những hạng mục được quan tâm nhiều nhất khi xử lý cách âm cho các công trình nhà ở dân dựng, các khu văn phòng, hội trường hay trung tâm thương mại. Vậy nguyên lý cách âm trần nhà là gì? Phải sử dụng vật liệu gì để cách âm trần nhà hiệu quả cao nhất? Cách thi công cách âm trần nhà thế nào, có đơn giản không? Hãy cùng Remak tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vì sao cần cách âm cho trần nhà?
Như chúng ta đã biết, tiếng ồn là điều không thể tránh khỏi trong các tòa nhà cao tầng, tòa văn phòng, chung cư, vì vậy việc cách âm trần là điều vô cùng cần thiết.
+ Xử lý cách âm trần giúp ngăn chặn tiếng ồn từ tầng trên dội xuống qua trần nhà
+ Kiểm soát âm thanh trong phòng, ngăn âm thanh thoát ra ngoài làm ảnh hưởng đến các phòng xung quanh, đặc biệt là các công trình có âm thanh lớn như phòng karaoke, phòng thu, bar, v.v…
+ Giúp bạn có không gian làm việc và sinh hoạt thoải mái hơn, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn khó chịu từ tầng trên
+ Cải thiện chất lượng âm thanh trong phòng, đảm bảo âm thanh trong phòng đạt hiệu quả cao nhất, không bị tiếng ồn ở ngoài xâm nhập vào, đặc biệt là các phòng họp, hội trường.
Giảm tiếng ồn và trang trí trần nhà đẹp hơn với các tấm tiêu âm hình đám mây – Cloud

Nguyên lý cách âm trần nhà
Như chúng ta đã biết, cách âm là biện pháp sử dụng các loại vật liệu có đặc tính cách âm, ngăn không cho âm thanh truyền qua, từ đó âm thanh không thể truyền từ không gian này sang không gian khác.
Về lý thuyết, âm thanh sẽ truyền qua mọi vật ở 3 dạng rắn, lỏng, khí. Trong đó, vật liệu truyền âm tốt nhất là chất rắn, tiếp đến là chất lỏng và cuối cùng là chất khí.
Bên cạnh đó, âm thanh cũng rất khó truyền qua giữa môi trường chất rắn và khí. Bởi vì là âm thanh phải thay đổi liên tục, chuyển từ môi trường chất rắn sang môi trường khí, rồi lại sang rắn, quá trình đó tạo ra sự phản xạ âm, khiến âm thanh truyền về phía trước bị giảm dần năng lượng âm thanh, và giảm dần cường độ. Quá trình đó lặp lại liên tục, cuối cùng âm thanh sẽ bị hấp thụ hoàn toàn. Và dựa vào nguyên lý truyền âm thanh giữa môi trường rắn và khí, các kỹ sư công trình đã nghiên cứu và áp dụng vào thực tế để xử lý cách âm hiệu quả cho trần nhà.

Các giải pháp cách âm trần nhà đơn giản
Để cách âm trần nhà hiệu quả ta nên sử dụng vật liệu cách âm và bề mặt hoàn thiện bằng trần gỗ hoặc thạch cao ta làm như sau:
+ Tạo một lớp trần khác ở dưới lớp trần có sẵn, có thể là lớp trần thạch cao hay hệ thống trần ốp gỗ.
+ Khoảng cách giữa 2 lớp trần khác nhau, tùy thuộc vào loại vật liệu cách âm và số lượng bạn định sử dụng.
+ Phần ốp bên ngoài có tác dụng giữ, cố định lớp vật liệu cách âm ở bên trong, không bị xô lệch hay rơi ra ngoài, làm giảm khả năng cách âm.
Các loại vật liệu cách âm trần phổ biến, giá rẻ và hiệu quả
1. Túi khí cách âm, cách nhiệt
Túi khí cách âm, cách nhiệt là sản phẩm được tạo ra bởi một lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý oxi hoá phủ lên tấm nhựa tổng hợp Polyethylen chứa túi khí nên có khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Sản phẩm thường được dùng để trải trên các loại trần treo, trần nhựa, trần thạch cao, dùng làm vật liệu cách âm trần nhà cho các khu công nghiệp, công xưởng, nhà kho, v.v…
Các ưu điểm của túi khí cách âm đó là: vừa có khả năng cách âm cao, giảm được 60-70% tiếng ồn lại vừa có đặc tính cách nhiệt tốt, có thể ngăn chặn 95-97% nhiệt bức xạ bên ngoài, do đó tiết kiệm chi phí điện năng. Thêm vào đó túi khí là vật liệu có giá thành rẻ, chi phí thấp, hình thức đẹp, dễ thi công, đặc biệt an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên điểm trừ của sản phẩm cách âm này là độ bền không cao, dễ bị rách nếu bị vật sắc nhọn đâm vào.

2. Cao su non
Cao su non cách âm được làm từ polyme, thiết kế bề mặt với những lỗ siêu nhỏ ở bên trong, nên sản phẩm có tác dụng tiêu âm, hấp thụ âm thanh. Ngoài khả năng cách âm, chống ồn đó là khả năng cách nhiệt, giảm rung chấn cho thiết bị máy móc trong nhà xưởng, chống lại sự ăn mòn của không khí.
Cao su non được sử dụng là lớp cách âm trong cùng khi xử lý cách âm cho tường và trần nhà cho phòng karaoke, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất.
Nhược điểm của cao su non cách âm đó là có giá khá cao so với các loại vật liệu xây dựng cách âm khác trên thị trường và để tăng hiệu quả cách âm, loại vật liệu này thường được sử dụng kết hợp với các vật liệu khác như bông thủy tinh, cao su lưu hóa, xốp PE.

3. Tấm xốp PE mặt bạc
Tấm mút xốp PE mặt bạc có chức năng cách âm tốt, giúp giảm từ 80-90% tiếng ồn. Sản phẩm thường được dùng làm vật liệu cách âm, chống ồn cho hệ trần vách của các công trình xây dựng công cộng. Ngoài ra nó còn là vật liệu cách nhiệt chống nóng phổ biến.
Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm đó là khả năng chống ẩm mốc kém, dễ bị rách nếu bị vật nhọn sắc đâm vào.

4. Thạch cao
Thạch cao là loại vật liệu cách âm thường thấy ở các công trình nhà xưởng và các công trình nhà ở thông thường vì nó vừa có khả năng cách âm lại vừa có khả năng cách nhiệt tốt.
Điểm trừ của sản phẩm này đó là chi phí khá cao, muốn có tính thẩm mỹ cho công trình bạn cần tuyển được thợ thi công có tay nghề.

5. Bông thủy tinh
So với các loại vật liệu cách âm ở trên, bông thủy tinh Glasswool phổ biến hơn cả vì các đặc tính ưu việt như: chỉ số cách âm rất cao, đạt từ 95% – 97%; khả năng chống ẩm mốc lên đến 98.5%; độ bền cao lên đến 50 năm.
Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, khi thi công cần mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động như gang tay, khẩu trang, kính, chịu nhiệt không cao chỉ khoảng 350ºC.

6. Bông khoáng
Bông khoáng còn có các tên gọi khác như len khoáng, len đá. So với bông thủy tinh thì bông khoáng có giá thành cao hơn, và khả năng cách âm, cách nhiệt cũng tốt hơn, có thể chịu được mức nhiệt lên đến 850ºC. Nhưng về hình thức thì bông khoáng xấu hơn bông thủy tinh. Bông khoáng thường được dùng làm vật liệu cách âm cho các công trình trung tâm thương mại, tòa cao ốc, nhà hát, rạp chiếu phim, vũ trường, phòng karaoke, v.v…
Giống như bông thủy tinh, để quá tình thi công đảm bảo an toàn, thợ thi công cần mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động như gang tay, khẩu trang, quần áo dài tay và kính.

7. Bông phòng sạch ecowhite polyester
Bông ecowhite là loại vật liệu cách âm top 1 trong danh sách các vật liệu cách âm, cách nhiệt vì ngoài chỉ số cách âm rất cao, đạt từ 95% – 97%; hệ số cách nhiệt cao R 2.2 – 2.7; khả năng chống ẩm mốc và vi khuẩn lên đến 98.5%; bông polyester còn là vật liệu cách âm thân thiện với môi trường, đặc biệt an toàn với sức khỏe, kể cả những người có tiền sử dị ứng, người bị mắc bệnh hen suyễn.
Giá thành sản phẩm khá đắt nên bông polyester ít được sử dụng trong các công trình lớn, công trình công nghiệp, mà thường chỉ được sử dụng trong các công trình nhà ở dân dụng với diện tích nhỏ.

Như đã đề cập ở các bài viết trước, để có không gian thoải mái nhất không bị tiếng ồn gây ảnh hưởng, ngoài việc cách âm trần nhà chúng ta cũng cần cách âm cho sàn nhà, tường và toàn bộ hệ thống cửa sổ, cửa ra vào. Bên cạnh đó, để âm thanh trong phòng cân bằng, không bị “um”, vang âm, chúng ta cần kết hợp sử dụng các loại vật liệu tiêu âm để xử lý âm thanh phòng. Các sản phẩm từ vật liệu vải tiêu âm, gỗ tiêu âm, tấm tiêu âm sonic, len gỗ vừa giúp cân bằng âm thanh, giúp âm học phòng tốt hơn vừa mang lại vẻ đẹp sang trọng, độc lạ cho không gian của bạn.
Thực tế là việc cải tạo nhà có thể là một việc khá tốn kém, do đó, bạn có thể cần một số cách kiếm thêm thu nhập, chẳng hạn như bạn có thể kiếm được tiền dễ dàng bằng cách chơi máy đánh bạc trực tuyến tại đây – https://slotogate.com/slots/. Chọn thể loại yêu thích của bạn và quay bánh xe.
Việc lựa chọn loại vật liệu cách âm trần nhà tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích cách âm, vị trí công trình, khả năng tài chính, v.v… Nếu đang có ý định làm cách âm trần nhà hay có bất kì câu hỏi nào cần giải đáp về xử lý cách âm trần nhà, cách âm, tiêu âm công trình xây dựng, quý khách vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí về các vật liệu cách âm, tiêu âm và cách thi công vật liệu đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí rẻ nhất.